Logo LA MAISON WINE DINING | NHÀ HÀNG FUSION PHÁP - VIỆT QUẬN 3

6 BƯỚC TỔ CHỨC WORKSHOP THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP

1. Workshop là gì?

Workshop là một hình thức hội thảo, nơi các cá nhân cùng nhau trao đổi, chia sẻ và phát triển kiến thức chuyên môn. Đây là không gian lý tưởng để trao đổi kiến thức chuyên sâu, thực hành các kỹ năng thực chiến và truyền tải những kinh nghiệm quý báu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dù là một workshop chuyên đề nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn hay một buổi trò chuyện mở về kỹ năng sống, mỗi workshop đều mang đến cơ hội học hỏi, mở rộng tư duy và thúc đẩy sự phát triển của cá nhân lẫn tập thể.
 

2. Nhu cầu tổ chức workshop hiện nay của doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tổ chức workshop đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với nhiều doanh nghiệp. Đây không là cơ hội để chia sẻ kiến thức, kết nối, xây dựng đội ngũ và tạo dấu ấn thương hiệu. Việc tổ chức workshop đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhờ những lợi ích thiết thực như:

hội họp
 
  • Phát triển kỹ năng nhân sự: Các buổi workshop giúp nâng cao năng lực chuyên môn, bổ sung kỹ năng mới, và khuyến khích nhân viên áp dụng tư duy sáng tạo vào công việc.
  • Tạo sự gắn kết đội ngũ: Workshop là cơ hội tuyệt vời để xây dựng tinh thần đồng đội, giúp các thành viên hiểu nhau hơn thông qua các hoạt động tương tác và thực hành nhóm.
  • Tăng cường nhận diện thương hiệu: Các workshop dành cho khách hàng hoặc đối tác không chỉ giúp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà còn là cách để doanh nghiệp khẳng định giá trị và sự chuyên nghiệp của mình.

3. Quy trình 6 bước tổ chức workshop

Để tổ chức được một buổi workshop thành công sẽ dựa vào nhiều yếu tố. Xây dựng được một kế hoạch tốt và tạo một buổi chia sẻ thành công sẽ để lại ấn tượng tốt với người tham dự.
 

3.1 Xác định chủ đề

Xác định chủ đề Workshop bằng cách trả lời các câu hỏi: Workshop hướng đến đối tượng nào? Người tham dự sẽ học hỏi được gì từ buổi này? Hình thức tổ chức?

Cần xác định rõ mục tiêu, thời gian diễn ra các hoạt động và kết quả cần đạt được sau khi kết thúc chương trình. 
 

3.2 Xác định vai trò của người tham dự

Mỗi vị trí trong buổi hội thảo sẽ có trách nhiệm, vai trò khác nhau cần phải phân công rõ ràng để buổi workshop diễn ra tốt nhất. 
  • Người điều phối (Facilitator): người dẫn dắt và chịu trách nhiệm chính trong buổi workshop, đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra. Họ tạo ra một môi trường khuyến khích sự tham gia, hướng dẫn thảo luận, và giữ buổi workshop đi đúng hướng, giúp mọi thành viên có cơ hội đóng góp ý kiến một cách hiệu quả.
  • Người chi chép (Note-taker): người đảm nhận nhiệm vụ ghi lại tất cả nội dung quan trọng được thảo luận trong buổi workshop, bao gồm ý kiến, ý tưởng và các quyết định đã thống nhất. Họ đóng vai trò lưu giữ thông tin làm tài liệu tham khảo sau buổi workshop, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ thông tin nào.
  • Người giám sát thời gian (Timekeeper): người chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý thời gian trong buổi workshop, đảm bảo từng hoạt động được thực hiện trong khoảng thời gian đã định. Họ nhắc nhở người điều phối và nhóm khi đến thời điểm chuyển sang nội dung tiếp theo, giúp duy trì tiến độ và hoàn thành toàn bộ chương trình đã lên kế hoạch.
  • Người tham dự (Participant): Là những người tham gia buổi workshop với vai trò đóng góp ý kiến, chia sẻ quan điểm và thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trong sự kiện. Người tham dự không chỉ tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới mà còn góp phần vào sự thành công của buổi workshop thông qua sự tham gia tích cực và tương tác hiệu quả với các thành viên khác..

3.3 Lựa chọn địa điểm tổ chức workshop

Tùy theo số lượng người tham dự và ngân sách đã đề ra để lựa chọn địa điểm tổ chức workshop phù hợp với doanh nghiệp, đội nhóm.

>> Địa điểm tổ chức workshop cho doanh nghiệp tại Quận 3

3.4 Chuẩn bị trước buổi workshop

  • Kiểm tra lại địa điểm và thiết bị, không gian tổ chức, sắp xếp bàn ghế, thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng,...
  • Chuẩn bị các dụng cụ cho người tham gia nếu Workshop có các hoạt động liên quan đến thử nghiệm tính năng của sản phẩm hoặc thực hành.
  • Chuẩn bị các dịch vụ đi kèm cho người tham gia như vé vào cửa, món ăn nhẹ, tiếp đón,..
  • Chuẩn bị và in tài liệu phục vụ cho Workshop như Standee, Flyer, Catalogue, Brochure,...
  • Gửi thiệp mời đến khách mời, diễn giả

3.5 Tiến hành tổ chức 

Mở màn cho buổi workshop là những lời chào, giới thiệu sơ bộ về khung thời gian diễn ra chương trình từ người điều phối. Trong quá trình diễn ra buổi workshop, người tham dự nên lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia. 

Đây sẽ là những kiến thức rất hữu ích, có thể sẽ giải đáp hết những thắc mắc về chủ đề. Bạn có thể đặt câu hỏi để thảo luận giúp hoạt động diễn ra sôi nổi đạt kết quả cao
 

3.6 Đánh giá hiệu quả 

Sau khi Workshop kết thúc, việc đánh giá hiệu quả là bước quan trọng để rút kinh nghiệm và cải thiện cho các buổi Workshop sau. Ban tổ chức có thể thu thập phản hồi từ người tham gia thông qua các phiếu khảo sát hoặc phỏng vấn trực tiếp.  
 

4. La Maison - Địa điểm hoàn hảo tổ chức workshop doanh nghiệp

La Maison là địa điểm hoàn hảo để tổ chức workshop cho doanh nghiệp nhờ sự kết hợp tuyệt vời giữa không gian linh hoạt, dịch vụ chuyên nghiệp và tiện nghi hiện đại.
 không gian hội họp
 
  • Với thiết kế không gian đa dạng, từ phòng riêng yên tĩnh đến khu vực mở và ngoài trời sáng tạo, La Maison dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu tổ chức, từ các buổi hội thảo nhỏ gọn đến sự kiện lớn. 
  • Trang thiết bị hiện đại như màn hình trình chiếu, hệ thống âm thanh chất lượng cao và internet tốc độ nhanh đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động tương tác. 
  • Đội ngũ nhân viên tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc sự kiện, đảm bảo mọi chi tiết được chăm chút tỉ mỉ. 
  • Kết hợp với trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp
 La Maison không chỉ là nơi tổ chức workshop, mà còn mang đến một sự kiện đáng nhớ và trọn vẹn cho mọi doanh nghiệp.